21/02/2024 23:22 | 558 lượt xem
Tết Trung Thu Ở Nhật Bản Diễn Ra Như Thế Nào?
Tết trung thu là sự kiện lớn được mong chờ ở Nhật Bản. Mỗi khi đến Tết trung thu người dân đất nước mặt trời mọc lại nô nức chuẩn bị đồ lễ, trang trí. Vậy Tết trung thu ở Nhật Bản diễn ra như thế nào? Hãy tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Nguồn gốc Nhật Bản diễn ra Tết trung thu
Tết trung thu hay còn gọi là "Otsukimi" trong tiếng Nhật có nghĩa là "ngắm trăng", còn chữ "O" thường được thêm vào phía trước để thể hiện sự trang trọng. Cũng giống như ở Việt Nam, lễ hội Tết trung thu thường diễn ra vào ngày 15/8 âm lịch, tức là vào khoảng tháng 9 - 10 dương lịch. Đây cũng là dịp để mọi người thưởng thức đêm trăng đẹp nhất trong năm.
Có giả thuyết cho rằng Otsukimi bắt nguồn từ Tết Trung thu của Trung Quốc. Ngày lễ này được lưu truyền vào đảo quốc Nhật Bản thông qua những đoàn đi sứ nhà Đường trong thời kỳ Heian (794 - 1185). Ban đầu, Tết trung thu chỉ dành cho hoàng gia và tầng lớp quý tộc, nhưng thời kỳ Edo (1603 - 1868) thì nó đã được phổ biến rộng rãi như một lễ hội dân gian.
Tết trung thu đầu tiên được người dân Nhật Bản tổ chức vào giai đoạn sau khi đã thu hoạch hoa màu mùa hạ và chuẩn bị bước vào mùa gặt lúa nước, với mục đích cầu xin thần linh mang đến những vụ mùa tươi tốt cho con người. Với ý nghĩa đó, Otsukimi đã đi sâu vào đời sống tinh thần của con người Nhật Bản.
Có thể bạn chưa biết Tết trung thu tại Nhật Bản được tổ chức đến 2 lần?
Từ năm 862 lịch Nhật Bản có trăng rằm rơi vào ngày 13 của mỗi tháng. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 1684, lịch đã được thay đổi sao cho trăng non rơi vào ngày thứ nhất của mỗi tháng, di chuyển trăng rằm hai ngày sau tức là đến ngày 15 của tháng. Trong khi số người ở Edo (ngày nay là Tokyo) chuyển Tết trung thu của họ đến ngày thứ 15 của tháng và những người khác tiếp tục thực hiện Tết trung thu vào ngày 13. Từ đó, Tết trung thu Nhật Bản diễn ra vào 2 ngày lễ là ngày 13, ngày 15/8 và được duy trì đến hiện nay.
Tại Nhật thì lễ hội ngắm trăng diễn ra 2 lần trong năm (thay đổi hàng năm tùy theo âm lịch). Ngoài ra, người Nhật cũng quan niệm rằng nếu đã ngắm trăng vào ngày 15 mà không ngắm trăng vào ngày 13 thì chắc chắn sẽ gặp xui xẻo, tai họa. Vì thế, người Nhật Bản sẽ tổ chức lễ hội mỗi năm 2 lần.
Người Nhật đón Tết trung thu như thế nào?
1. Chuẩn bị đồ cúng cho tết trung thu ở Nhật Bản
Tết trung thu ở Nhật Bản là một trong những ngày lễ quan trọng. Vào tết trung thu, người Nhật sẽ chuẩn bị các loại đồ cúng đặc trưng, vật trang trí để cầu nguyện và ngắm trăng.
Tết trung thu không thể thiếu bánh trung thu trong mỗi mâm lễ. Bánh trung thu ở Nhật được gọi là Tsukimi-dango. Loại bánh này được dâng cúng tổ tiên với mong ước mùa vụ bội thu, mọi người mạnh khoẻ và hạnh phúc.
Đêm 13/9: Thường sẽ cúng 13 viên hoặc 5 viên bánh lên đĩa.
Đêm 15/9: Thường xếp 15 viên bánh lên đĩa để cúng. Tuy nhiên, cũng có nhiều người xếp 12 viên hay 5 viên tuỳ theo đó là năm nhuận hay năm thường.
Ngoài bánh trung thu ra thì thức ăn theo mùa cũng được làm đồ tế trăng. Khoai tây ngọt được dâng hiến lúc trăng tròn. Đậu hay hạt dẻ sẽ được cúng lúc trăng non vào tháng tiếp theo.
2. Trưng bày vật trang trí trong ngày lễ trung thu
Tết trung thu người Nhật thường sẽ trưng bày đồ trang trí làm từ cỏ hoang Nhật Bản Cỏ. Loại cỏ này còn được gọi là Susuki được coi như là hiện thân của thần mặt trăng có thể đem đến sự an lành, một mùa màng bội thu và có thể xua đuổi ma quỷ.
Ngoài ra, trong lễ trung thu ở Nhật Bản người ta cũng thường trang trí bằng các loại cỏ mùa thu khác như Hagi, Kuzu, Ominaeshi, Fujibakama, Kikyo, Nadeshiko.
3. Ngắm trăng rằm – rước đèn
Chắc chắn rồi, Tết trung thu thì không thể thiếu hoạt động ngắm trăng rằm và rước đèn. Vào ngày lễ này, người Nhật thường chọn các vị trí thoáng đãng như ngoài hiên, trong vườn nhà để ngắm trăng. Trẻ em Nhật Bản rước đèn cá chép trong các hội thưởng trăng. Đứa trẻ nào cũng có đèn cá chép kể từ khi lọt lòng mẹ vì cá chép tượng trưng cho lòng can đảm, nhất là đối với các em trai. Ngoài ra, còn có truyền thuyết cho rằng cá chép là hiện thân của võ sĩ SAMURAI vì nó dám lội ngược dòng thác nước.
Tổng kết
Tết trung thu thường mang đến cho mọi người rất nhiều kỉ niệm đẹp, đặc biệt là đối với các bạn nhỏ. Hy vọng qua bài viết mà chúng tôi vừa giới thiệu các bạn có thêm thông tin về Tết trung thu tại Nhật Bản cũng như là văn hóa của đất nước mặt trời mọc nhé!
Chi tiết liên hệ:
TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ - TIN HỌC AMANDA
Chuyên đào tạo Tiếng Trung - Đức - Hàn - Nhật - Tin học văn phòng
* Du Học Đức - Du Học Nghề CHLB Đức
* Du học Hàn Quốc
* Phòng Tuyển Sinh
Tel: 0392.609.699 (zalo)
Địa chỉ: Số 46 Nguyễn Tất Tố, Kênh Dương, Lê Chân, Hải Phòng ( Số 46/ 80 Quán Nam)
Gmail: ngoainguamandahp@gmail.com