20/04/2022 10:04 | 1296 lượt xem
Tết Trung Thu Ở Hàn Quốc Diễn Ra Như Thế Nào?
Tết Trung Thu là một lễ hội quá quen thuộc với mọi người chúng ta những người dân ở khu vực Châu Á. Mỗi một quốc gia thì lại có những nét độc đáo, hoạt động vui chơi vào ngày Tết trung thu khác nhau. Ở đất nước Hàn Quốc cũng vậy. Thế ở xứ sở kim chi này Tết trung thu được họ tổ chức như nào? Ngay sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nguồn gốc, thời gian của ngày Tết Trung Thu ở Hàn Quốc
Tết Trung thu-Chuseok. Nó có nghĩa là đêm mùa thu. Về nguồn gốc có ngày Tết này thì có rất nhiều ý kiến nói về nguồn gốc ra đời của nó. Theo sử sách ghi lại, người dân Hàn Quốc đã đánh bại quân xâm lược vào mùa thu năm 822 sau Công nguyên và để chúc mừng sự thắng lợi đó họ đã ăn mừng chiến thắng trong 3 ngày, 3 đêm. Kể từ đó, hằng năm cứ vào dịp này hàng năm là mọi người dân Hàn Quốc đều ăn mừng và từ đó hình thành nên Tết trung thu-Chuseok.
Ngoài nguồn gốc trên thì cũng có một nguồn gốc khác theo lời kể từ nhiều người dân Hàn Quốc là cứ vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm, người dân tổ chức thi dệt vải mừng mùa màng. Sau đó còn có các hoạt động vui chơi giải trí. Đây chính là nguồn gốc Tết trung thu Hàn Quốc.
Một ghi chép lịch sử khác cho biết Tết trung thu Hàn Quốc có nguồn gốc từ hoạt động cảm tạ đất trời, tổ tiên trong thời cổ đại. Những người nông dân tổ chức hoạt động ca hát, nhảy múa, tạ ơn cha ông vì một mùa bội thu. Mãi đến thời Silla (57 trước công nguyên – 935 sau công nguyên), cái tên Chuseok mới ra đời. Nó bắt nguồn từ tên gọi “Tết Trung thu” của Trung Quốc. Mãi sau đó Tết Trung thu ở Hàn Quốc bắt đầu trở nên phổ biến. Và cho đến ngày nay nó càng được tổ chức hoành tráng và lộng lẫy hơn. Thậm trí người dân Hàn Quốc coi và tổ chức Tết Trung Thu quan trọng hơn là Tết nguyên đán.
Các hoạt động trong ngày Tết Trung Thu của người Hàn
1.Gia đình tụ họp, quây quần bên nhau
Nếu như mọi người ở những thành phố lớn. vào những ngày gần Trung thu các bạn sẽ thấy đông đảo người dân đổ về quê, tạo nên không khí nhộn nhịp, tấp nập. Một cảnh tượng mặc mù là chen chúc với hàng nghìn người đấy. Nhưng nó bổng trở nên vui vẻ hồi hộp vì được về quê với gia đình.
Vì là phong tục quan trọng nhất của 1 năm nên dù có bận rộn thế nào hay khoảng cách địa lí có xa đi chăng nữa. Bất kể dù là như thế nào đi nữa thì hầu hết người dân Hàn Quốc đều trở về nhà sum họp, đoàn viên cùng gia đình. Cũng giống như những ngày tết của Việt Nam chúng ta vậy. Cùng nhau ăn bữa cơm đoàn viên, uống chén trà và chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn trong suốt một năm qua xa gia đình. Đây là một trong những ngày rất đặc biệt của người Hàn. Làm cho mọi thành viên trong gia đình gần gũi nhau hơn. Tết Trung thu Hàn Quốc kéo dài 3 hoặc 5 ngày và là một trong hai kỳ nghỉ dài nhất của đất nước.
2.Thăm mộ, tưởng nhớ tổ tiên
Đây cũng là một dịp để mọi người dân Hàn Quốc tưởng nhớ đến tổ tiên, những người đã khuất của gia đình mình. Đến thăm, thắp hương mời tổ tiên mình về nhà ăn Tết trung thu với gia đình để thêm phần ấm cúng. Để thể hiện lòng kính, biết ơn đối với những người đã khuất.
Ngoài việc thăm mộ ra thì mỗi người em trong gia đình người Hàn sẽ vào buổi sáng ngày lễ Trung thu, để đến nhà của người anh cả đặt rượu, trái cây, bánh gạo, canh khoai sọ (Toranguk) và nhiều loại trái cây khác nhau để thực hiện nghi thức cúng tế tổ tiên mình.
3. Múa ganggangsullae
Điệu múa ganggangsullae này thì được xem là hoạt động nghệ thuật tiêu biểu trong dịp Tết Chuseok rồi. Không thể thiếu được trong mỗi dịp Tết trung thu. Để thể hiện điệu múa các cô gái sẽ mặc những bộ hanbok và tụ họp lại dưới ánh sáng đêm trăng rằm, nắm tay nhau xếp thành vòng tròn, vừa hát vừa nhảy múa với nhũng bản nhạc nhẹ nhàng đi vào lòng người.
Điệu múa này có ý nghĩa như là để ca ngợi cho sự thăng hoa vẻ đẹp trường tồn của người phụ nữ Hàn Quốc hòa trong thời khắc đẹp của thiên nhiên.
4. Trò đấu vật
Đấu vật cũng được coi là bộ môn không thể thiếu trong lễ trung thu-Chuseok. Đây được coi là một trò chơi giải trí và cũng là dịp để các chàng trai thể hiện sức mạnh của mình.
Trò chơi này được tổ chức trên bãi cỏ hoặc bãi cát, cuộc thi đấu sẽ được tổ chức theo hình thức loại trực tiếp, người chiến thắng được tôn vinh là jangsa và sẽ được nhận từ dân làng vải vóc, gạo hay con bê làm giải thưởng.
5.Ăn những món ăn truyền thống
Để nói về các món ăn truyền thống của người Hàn trong dịp này thì có rất nhiều. Đầu tiên phải kể đến món bánh gạo. Bánh này thì có vỏ mềm dẻo, nhân thường là nguyên liệu ngọt như vừng, đậu đen, quế, hạt thông, hạt dẻ và mật ong,...
Tiếp theo là Hangwa đây là món bánh được sắp đặt tỉ mỉ và đầy nghệ thuật. Bánh được làm từ bột gạo, mật ong, hoa quả và các loại rễ cây để tạo ra màu sắc tự nhiên và bắt mắt cho bánh.
Jeon (Bánh kếp) là món rất được ưa chuộng hay được ăn trong các dịp lễ tại Hàn Quốc. Công thức làm nên món bánh này cũng rất dân dã .
Japchae Món miến xào là thường gồm các loại rau củ và thịt được xào với miến. Mỗi loại rau củ cần được thái thành miếng nhỏ và xào hoặc luộc qua, trước khi cho vào xào chung với miến.
Bulgogi Thịt nướng được làm từ thịt bò hoặc thịt lợn thái mỏng, tẩm ướp rồi nướng hoặc áp chảo. Thịt nướng này thường được cuốn với các loại rau củ, kim chi... hoặc ăn cùng cơm trắng.
6.Đến công viên, khu vui chơi giải trí để chơi
Chắc chắn rồi vào mỗi dịp Tết trung thu này ở các công viên, khu vui chơi luôn tấp lập người qua lại. Mỗi gia đình đều cho con cái mình đi vui chơi, trải nghiệm những hoạt động đặc sắc có một không hai ở đây.
Tổng Kết
Trên đây là một số đặc điểm, cũng như là các hoạt động được tổ chức trong ngày Tết Trung Thu của người Hàn. Qua bài viết này chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ hơn về phong tục tết Trung thu cũng như là một vài nét văn hóa của người Hàn Quốc rồi đúng chứ! Cảm ơn mọi người đã đọc hết bài viết này.
Trung tâm ngoại ngữ tin học Hải Phòng
Địa chỉ:46 Nguyễn Tất Tố - Kênh Dương - Q.Lê Chân - TP.Hải Phòng
Hotline: 0867 113 913 - 0392 609 699