20/04/2022 09:29 | 1018 lượt xem
Người Nhật Bản Đón Tết Như Thế Nào?
Năm mới là một ngày lễ rất thiêng liêng của mọi người dân không chỉ đối với người dân Nhật Bản mà cả trên toàn thế giới. Không khí của những ngày cuối năm ở Nhật Bản rất đặc biệt so với các nước khác trên thế giới. Vậy các bạn có muốn biết người Nhật Bản đón năm mới như thế nào không? Ngay sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Nguồn gốc của ngày Tết Nhật Bản
Nguồn gốc của ngày Tết Nhật Bản xuất phát từ trước thế kỷ 19, văn hóa của nước Nhật Bản cũng giống như Việt Nam và Trung Quốc sử dụng bộ lịch âm để đón tết nguyên đán. Tuy nhiên, đến đời của Vua Minh Trị đã có bước thay đổi ngoạn mục khi sử dụng lịch phương Tây để thay thế. Chính vì lẽ đó, mà kể từ năm 1872 tết ở Nhật Bản rơi vào ngày 1 tháng 1 định kỳ hằng năm.
Người Nhật Bản từ trước đến nay đều tin rằng cứ vào ngày mùng 1 đầu năm, vị Thần Năm mới (年神様 – Toshigami-sama) sẽ xuống từng gia đình ở trần gian và mang đến một năm may mắn và hạnh phúc cho họ. Để mọi điều của người dân Nhật Bản đều gặp may trong cuộc sống con người như ước mong con cháu đầy đàn, mùa màng bội thu, làm ăn phát đạt thịnh vượng, tiền vào như nước…
Đáp lại sự biết ơn khi Thần Năm mới tới trần gian. Người Nhật đã thực hiện và truyền lại từ đời này sang đời khác các phong tục, hoạt động nhiều ý nghĩa và mang lại nhiều giá trị văn hoá. Và quan trọng hơn là để con cháu đời sau luôn tỏ lòng biết ơn đến các vị Thần. Những phong tục, nghi thức này ngày càng được tổ chức có quy củ, long trọng để thể hiện sự hiếu khách, chân thành – Omotenashi của người Nhật.
Các hoạt động diễn ra trong năm mới Nhật Bản
1.Dọn dẹp, trang trí nhà cửa
Dọn dẹp trang trí nhà cửa vào dịp Tết là điều mà không chỉ có người Nhật Bản làm mà Tết ở các nước khác cũng làm điều này. Người Nhật Bản có quan điểm là để chào đón vị Thần Năm mới người Nhật sẽ dọn dẹp nhà cửa từ các điện thờ, bàn thờ rồi đến các phòng, ngoài sân vườn, tất cả các ngóc ngách của căn nhà… Bởi họ tin rằng nếu lau chùi đi bụi bẩn để nhà sạch sẽ, trang trí nhà cửa có không khí vui vẻ, nhộn nhịp ngày Tết thì khi Thần Năm mới đến nhà sẽ ban đến cho gia đình họ nhiều vận may, phúc lộc hơn.
Dọn dẹp nhà cửa
Phong tục dọn dẹp, trang trí nhà cửa này được cho rằng có nguồn gốc từ nghi thức Susuharai được thực hiện ở thành Edo vào ngày 13 tháng 12- hay còn gọi là khởi đầu của ngày Tết (正月事始め – Shogatsukotohajime).
2.Đi đền, chùa thắp hương lễ phật
Nhiều người Nhật mỗi khi dịp Tết đến xuân về thì mọi người, mọi nhà sẽ đi lễ đầu năm. Vào dịp này, các đền chùa nổi tiếng thường rất đông thu hút rất nhiều du khách đến thắp hương, lễ phật vì đã cho họ có được một năm cũ thuận buồm xuôi gió và cầu bình an trong năm mới.
Chùa Nhật Bản
Ngoài ra, người dân Nhật Bản sau khi làm lễ, thắp hương xong thường đến rút quẻ đầu năm để xem vận hạn năm mới và mua bùa cầu may.
3.Đón giao thừa
Đây là một thời khắc được mong chờ nhất của người dân Nhật Bản hàng năm. Mặc dù, năm nào cũng được trải nghiệm nhưng mỗi khi đến thời khắc này thì ai trong người dân Nhật Bản cũng đều mong chờ và háo hức. Ở Nhật Bản mỗi khi đến thời khắc giao thừa họ sẽ rung chuông đón năm mới. Đây cũng là một tục lệ trong Phật giáo Nhật Bản, người ra thường đánh 108 tiếng chuông vào thời điểm chuyển giao từ năm cũ sang năm mới. Tại sao lại đánh108 hồi chuông? Vì nó tượng trưng cho 108 nỗi khổ của con người.
Màn bắn pháo hoa
Ngoài ra, tại Nhật có những ngôi chùa cho phép người dân được rung chuông tại chùa. Đây là một điều rất độc đáo của người dân Nhật Bản. Không chỉ rung chuông đón giao thừa mà Nhật Bản còn có màn bắn pháo hoa cực kì ấn tượng để tạm biệt năm cũ chào đón năm mới.
4. Gửi Thiệp Chúc Tết Nengajo
Viết thiếp chúc Tết là một phong tục rất lâu đời của người dân Nhật Bản. Đây là cách để người Nhật gửi lời chúc mừng tới những người thân yêu của mình, những người đã giúp đỡ họ trong suốt năm qua để tỏ lòng biết ơn. Và thể hiện mong muốn được tiếp tục giữ mối quan hệ tốt đẹp này trong năm tới và xa hơn nữa là cả những năm tháng tiếp theo.
Viết thiệp ngoài việc mọi người có thể tự làm thiệp, trang trí theo phong cách riêng của mình hoặc mọi người cũng có thể mua thiệp. Các loại thiệp này thường được bày bán tại các bưu điện và cửa hàng tiện lợi.
Có một điều lưu ý là Để thiệp tới tay người nhận đúng dịp Tết, bạn cần gửi thiệp ở bưu điện trong khoảng từ ngày 15 tháng 12 đến 25 tháng 12 (trừ trường hợp gửi tới vùng hải đảo xa xôi). Vì thời điểm này có rất nhiều người gửi thiệp nên sẽ rất đông nếu không gửi sớm thiệp sẽ không đến tay người nhận đúng thời điểm.
5.Ăn những món ăn truyền thống
Nhật Bản có rất nhiều món ăn truyền thống được ăn vào dịp Tết nguyên đán. Đầu tiên món truyền thống không thể thiếu là chuẩn bị Osechi – mâm cỗ tất niên. Mỗi một mâm cỗ tất niên sẽ có từ 20 – 30 món khác nhau, mỗi món lại mang một ý nghĩa chúc mừng đặc biệt.
Ngoài ra, Ăn mì trường thọ Toshikoshi soba vào trưa hoặc tối ngày 31/12 tức trước đêm giao thừa để cầu mong được trường thọ giống như độ dài của sợi mì soba. Và nó còn có một ý nghĩa đặc biệt hơn là giúp họ xua tan hết những điều xui xẻo trong năm cũ để đón một năm mới thành công. Bánh dày Mochi món bánh vẹn tròn để dâng lên Thần linh.
Các hoạt động đón năm mới ở mỗi nước lại có những nét đặc trưng khác biệt riêng. Ở Nhật Bản cũng vậy. Tết ở Nhật Bản mang nét đẹp truyền thống, đáng ngưỡng mộ. Từ những hoạt động ngày tết phần nào khắc họa văn hóa nước Nhật rõ nét. Nếu các bạn có cơ hội đến Nhật Bản dịp năm mới hãy tham gia các hoạt động trải nghiệm đặc sắc này nhé!
Trung tâm ngoại ngữ tin học AMANDA Hải Phòng
Địa chỉ:46 Nguyễn Tất Tố - Kênh Dương - Q.Lê Chân - TP.Hải Phòng
Hotline: 02253 688 698 - 0392 609 699